1. Ngón tay đeo nhẫn
Theo quan niệm phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái – vị trí mà tĩnh mạch sẽ chạy trực tiếp về tim. Người ta tin rằng tình yêu xuất phát từ trái tim, ngón áp út bàn tay trái có một sự liên kết mạnh mẽ, chính vì thế nó sẽ là vị trí phù hợp để đeo nhẫn đính hôn.
Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông thường đeo nhẫn cầu hôn trên ngón giữa bàn tay trái. Ở phương Đông, mỗi ngón tay sẽ tượng trưng cho một đối tượng và một mối quan hệ nhất định. Vị trí ngón giữa bàn tay trái tượng trưng cho bản thân mình, chính là lời khẳng định bạn đã được “đặt chỗ”.
Nhẫn cưới thì lại được đeo vào ngón áp út của bàn tay trái. Ngón áp út được xem là tình trạng hôn nhân của mỗi người, do đó khi ngón này xuất hiện chiếc nhẫn cũng là lời nhắn nhủ với thế giới rằng bạn đã có gia đình.
2. Thời điểm trao nhẫn
Nhẫn cầu hôn được trao trước khi cưới, cụ thể là khoảnh khắc chàng trai cầu hôn cô gái. Khoảnh khắc cô gái đồng ý sẽ là lúc chàng trai được phép đeo lên tay cô gái của mình.
Còn đối với nhẫn cưới, trước bàn thờ gia tiên của gia đình chồng, cả hai sẽ chính thức trao nhẫn cho nhau. Trao nhẫn cưới là dấu mốc khẳng định cặp đôi đã chính thức trở thành vợ chồng, cùng nhiều trách nhiệm với cả hai bên gia đình về sau.
3. Số lượng nhẫn
Cầu hôn là một đặc trưng cơ bản của các nước phương Tây và hiện nay hầu như các nước đều du nhập hình thức này để bày tỏ tình cảm với người mình yêu thương. Chính vì nhẫn cầu hôn là lời tự tình từ phía của chàng trai và mong nhận được sự chấp thuận của cô gái, vì thế chiếc nhẫn này chỉ có 1 chiếc duy nhất.
Nhẫn cưới sẽ là một cặp dành cho cả chú rể và cô dâu. Như lời hứa sắc son về tình cảm vợ chồng. Thiết kế của nhẫn cưới thường khá giống nhau, mang ý nghĩa mà ông bà xưa hay nói “Đồng vợ đồng chồng.”
4. Kiểu dáng nhẫn
Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn thường là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn như nhẫn cưới. Trên mặt nhẫn đính hôn thường được đính đá nổi, tùy vào điều kiện kinh tế mà các chàng trai có thể cầu hôn bằng nhẫn đính hôn bằng kim cương hay các loại đá quý cao cấp khác. Thiết kế phổ biến nhất của nhẫn đính hôn thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý có màu sắc và kiểu dáng phụ thuộc vào sở thích của các cô gái.
Nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Nhẫn cưới đa số là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều họa tiết.