Bản ngã là gì? Tìm hiểu bản ngã cuộc đời của mỗi người

bản ngã là gì

Trên mỗi cuộc hành trình trưởng thành của bạn kể từ khi có ý thức cho đến giai đoạn định hình tính cách, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta cũng đã đôi lần tự hỏi bản thân rằng mình là ai và không ngừng tìm kiếm bản ngã. Vậy bản ngã là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong cuộc đời mỗi con người, hãy cùng September Studio tìm hiểu nhé.

Bản ngã là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về bản ngã là gì? một cách đầy đủ và chuẩn xác thì người ta thường xét thuật ngữ này dựa trên rất nhiều phạm trù khác nhau. Thông thường theo triết học bản ngã (the ego) nghĩa là cái tôi ý thức nhắm đến sự phân biệt chính mình với những cá nhân khác.

Thế nhưng trong tâm học bản ngã lại được định nghĩa là những điều hình thành từ khi con người sinh ra, qua quá trình tiếp xúc với thế bên ngoài dần được lớn lên, phát triển và mở rộng thêm. Theo đó, đây còn là sợi dây trung gian nhằm liên kết những ham muốn vô thức của con người cũng như tiêu chuẩn mà nhân cách xã hội đặt ra.

bản ngã

Rất nhiều người luôn tìm kiếm bản ngã của chính mình

Trong phật giáo bản ngã được hiểu chính là cái tôi tồn tại trong mỗi bản thể của mỗi con người. Theo đó tôi là hạt nhân nghiệp lực được kết tinh từ hành động của rất nhiều bộ phận khác nhau như: mắt, mũi, miệng, thân,…Nó được tồn tại ở một thể tính trường tồn và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh tử hay tụ tán.

Dựa trên những khái niệm về bản ngã thì theo nghiên cứu của các chuyên gia, bạn có thể rút ra một ý chung nhất nó như sau: Bản ngã là một cá thể riêng biệt được tách riêng so với thế giới và hoàn toàn chịu trách nhiệm cũng như thực hiện các bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân trong xã hội mình đang sống. 

Mặc dù cái tôi cá nhân là sự tự do của mỗi con người, thế nhưng tất cả cần nằm trong một giới hạn nhất định. Từ đó cái tôi quá lớn sẽ rất dễ dẫn đến những nghiệp chướng hoặc sai lầm mà bản thân gây ra theo quan niệm của phật giáo.

Lý do sống không thể thiếu bản ngã

Trên thực tế nếu còn người thiếu bản ngã cũng không thể nào hoàn thiện bản thân mình, bởi cái tôi sẽ giúp bạn có sự cố gắng vươn lên trong sự nghiệp nhưng chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Nếu cao quá nó sẽ bị cô lập ở trên cao, nên ngoài khái niệm bản ngã là gì thì một câu hỏi khác cũng rất thú vị đó làm sao để giữ được cái tôi có thể sống hòa nhã tốt đẹp hơn.

Lúc này con người nên tiến tới 2 chữ vô ngã, bởi nó có được sự bao dung, rộng mở và có cái nhìn thiện cảm hơn với những người xung quanh. Bản ngã là những thứ hư danh, không có thực, nguyên nhân là do chấp niệm mà hình thành.

Sự khác nhau giữa bản ngã và bản chất

Bản ngã là cái tôi, bản chất là nét đặc trưng của mỗi con người. Chính vì vậy mà không ít người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, thế nhưng chúng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, trong cuộc sống khi bản ngã vùng lên nhằm kiểm soát con người đồng nghĩa với việc nó sẽ kiểm soát cả bản chất.

Do đó không thể đánh đồng 2 khái niệm này là một, bởi nếu xét cả một quá trình hình thành của con người từ khi bạn lọt lòng đã phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố xung quanh như: gia đình, xã hội, tự nhiên,…Lớn lên một chút khi được hỏi về các câu chuyện hồi nhỏ của mình từ những người thân họ sẽ kể cho bạn các câu chuyện về tính cách của chính bạn.

Sự thật về bản ngã và bản chất

Vô hình chung bạn sẽ coi đó là bản chất sẵn có của mình nhưng đến khi trưởng thành bạn phải làm chủ cuộc đời của mình. Đến lúc đó từ những tác động xung quanh đã khiến hình thành nên một bản ngã, luôn sống và tồn tại song hành cùng con người cũng như tác động trực tiếp đến ý chí, hành động của mỗi cá nhân.

Sự khác biệt giữa bản ngã và vô ngã

Để có thể nắm được sự khác nhau giữa vô ngã và bản ngã là gì, chúng ta cần làm rõ về khái niệm của vô ngã. Theo đó nếu như bản ngã là cái tôi thuộc về bên trong con người thì vô ngã là những cái ngoài ra. Hiệu một cách đơn giản là nó bao trùm tất cả mọi thứ trừ cái tôi đó. Nếu như cái tôi được gạ hoặc không có thì nó chính là vô ngã.

bản ngã và vô ngã

Theo đạo phật thì những người sống vô ngã sẽ giúp mọi thứ trở nên hoàn hảo, bình yên hơn từ chính những điều mà mỗi con người trong chúng ta lựa chọn. Như vậy có thể thấy vô ngã và bản ngã là 2 thứ đối lập nhau.

Làm sao để vượt qua cái tôi quá lớn?

Cái tôi quá lớn trong tiếng Anh đọc là The ego is too big và khi con người có điều này sẽ sinh ra sự bao biện về những hành động, việc làm của mình luôn cho rằng xuất phát từ bản chất hay tính cách vốn có. Khi một cá thể nào đó vô tình đẩy cái tôi lên cao dần thường khó chấp nhận lỗi sai về mình cũng như sẵn sàng đổ lỗi cho người khác hoặc cho chính bản chất của con người mà thành.

Do đó người ngoài khi nhìn vào thường lầm tưởng rằng họ đang ngạo mạn, tự luyến với chính bản thân của mình. Hậu quả mà nó gây ra khiến con người ta gặp nhiều rắc rối, tính cách trở nên nóng nảy và lâu dần sẽ khó có người nào dám lại gần hay chơi chung. 

Bản ngã luôn tồn tại bên trong mỗi con người, tuy nhiên nếu không biết kiềm chế và vượt qua thì nó sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời. Mặc dù bản ngã không phải là quá xấu nhưng nếu vượt qua quá mức cho phép khiến bản thân người đó gặp hạn chế về nhiều mặt.

Chấp nhận sự thật, chấp nhận thử thách

Một trong những cách giúp bạn học được cách kiềm chế bản thân rất tốt, đó là hãy luôn chấp nhận những thử thách trong cuộc sống, làm và vượt qua nó bằng tất cả sức lực vốn có của mình. Có như vậy sau này khi quay đầu nhìn lại con người ta sẽ không phải hối tiếc về những điều xảy ra trong quá khứ.

Mặc dù có thể nó sẽ không mang đến cho bạn một cái kết đẹp viên mãn, nhưng nếu không chấp nhận và đương đầu với thử thách thì sẽ hoàn toàn không có chữ có thể và bạn sẽ đắm chìm trong thất bại. Đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận mà thay vào đó hãy vượt lên từ chính bản ngã của mình bằng cách tìm động lực thông qua việc học tập, rèn luyện mỗi ngày.

Vượt qua bản ngã của chính mình

Có rất nhiều cách để vượt qua bản ngã chính mình

Đừng so sánh mình với bất cứ ai

Đừng bao giờ so sánh mình với bất cứ ai bởi điều đó chỉ khiến cho bản ngã của bạn càng lớn dần. Từ đó giá trị của bản thân bị ảnh hưởng dẫn tới hai trường hợp, một là bạn sẽ ảo tưởng rằng mình giỏi hơn người khác và hai là việc xuất hiện tư tưởng khó có thể vượt qua được người ta.

Tập trung vào hiện tại

Hay luôn tập trung vào hiện tại để tránh mất thời gian suy nghĩ hay tìm về các giá trị trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Tận dụng mọi thời gian, sức lực để xây dựng, phát triển những giá trị cốt lõi mà bạn đang sở hữu. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiến tới đỉnh vinh quang trong một tương lai gần.

Hãy tự tạo số phận của mình bằng cách vượt qua bản ngã bản thân và đừng tin vào những kiến thức nói về số phận của bất kỳ một ai đó đã hình thành từ trước. Mà thay vào đó là bạn cần nhiều đến sự cố gắng, rèn luyện, trau dồi và học hỏi mỗi ngày.

Như vậy những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu rõ về cái tôi cũng như bản ngã là gì trong phật giáo, triết học,…Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta nắm chắc một điều gì đó cũng sẽ coi là tốt mà hãy tập cho mình thói quen, nâng được thì buông bỏ được. Đừng quá quan tâm đến cái tôi của mình đặc biệt là trong công việc, tình yêu, học tập,…Bởi điều này chỉ khiến bạn rơi vào những rắc rối của chính mình.

SEPTEMBER STUDIO

Được thành lập từ năm 2012, cho đến nay September Studio được biết đến là một studio ảnh cưới hàng đầu tại TP. HCM. September Studio được đông đảo các cặp đôi lựa chọn là nơi gửi gắm niềm tin để thực hiện bộ ảnh cưới với những khung hình và ý tưởng sáng tạo đậm chất nghệ thuật, ghi trọn khoảnh khắc đẹp nhất của đôi bạn.

Liên hệ với September Studio

septemberstudio.cskh@gmail.com