Trình tự đám hỏi từ A-Z cho cô Dâu, chú Rể 

Đám hỏi được diễn ra như thế nào và trình tự đám hỏi bao gồm những gì là câu hỏi rất được cặp đôi uyên ương sắp làm đám cưới quan tâm. Theo đó, việc nắm rõ các bước trong lễ ăn hỏi sẽ giúp gia đình được chủ động và có sự chuẩn bị chu đáo hơn. 

Trình tự đám hỏi từ A-Z

Theo như truyền thống Việt Nam, lễ đám hỏi thể hiện sự trang trọng và suôn sẻ nhất là phải bao gồm những trình tự sau: 

1. Chú rể cùng dàn nam bưng lễ tới nhà gái

Bắt đầu đám hỏi, gia đình họ nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ theo yêu cầu trước đó để đi bưng tráp lễ xin dâu. 

Thông thường số tráp lễ sẽ dao động từ 5-7 tráp bao gồm trầu cau, bánh kẹo, rượu bia, heo sữa quay, tiền mặt… Với một số gia đình muốn thể hiện sự bề thế, giàu có hơn nữa có thể là 9-11 tráp tuỳ gia đình. 

Ngoài ra, với một số bạn trẻ lại thích sự đơn giản không quá phô trương với 3 tráp lễ cơ bản. Bởi với họ cuộc sống hạnh phúc viên mãn của cả hai mới là điều quan trọng. 

2. Đến chào hỏi và trao tráp lễ 

Sau khi tới nhà cô dâu, bên nhà gái sẽ đi ra tiếp đón và chào hỏi, kết nối với nhau.  Riêng đội hình bưng tráp sẽ đứng thẳng thành một hình ngang hoặc dọc để chờ dàn nữ từ nhà gái đến tiếp lễ. Theo đó, ở dưới mỗi tráp sẽ là một phong bao lì xì đỏ lấy may được nhà trai chuẩn bị.

Trong quá trình dàn nam, nữ tiếp và trao lễ, cả hai sẽ truyền phong bao ngay ở dưới tráp. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong việc bê tráp, hiện nay quá trình trao lì xì đỏ sẽ được truyền tay trực tiếp giữa các cặp bê tráp cùng nhau.

Tiếp đến, từng tráp sẽ được di chuyển trước bàn thờ gia tiên cùng người đại diện hai bên để chụp ảnh kỷ niệm cũng như thể hiện sự trang trọng, tiếp đón nồng nhiệt. 

Nhà trai và nhà gái trao tráp cưới cho nhau

Nhà trai và nhà gái trao tráp cưới cho nhau

3. Thắp hương gia tiên nhà gái

Sau khi cả hai bên gia đình đã chào hỏi, ổn định chỗ ngồi, ăn trầu uống nước, chú rể sẽ được hướng dẫn vào phòng đón cô dâu và cả hai sẽ cùng thắp hương gia tiên. 

Ý nghĩa của việc này chính là thời khắc quan trọng thông báo với gia tiên cô dâu sẽ về về nhà chồng, đến với một gia đình mới, cũng như thông báo về sự hiện diện của chú rể trong gia đình. 

Tìm hiểu :

Mâm quả cưới hỏi gồm những gì cho 3 miền Bắc Trung Nam

TẤT TẦN TẬT chi phí đám cưới ĐƠN GIẢN tiết kiệm HIỆN NAY

4. Cô dâu ra mắt gia đình và người đại diện phát biểu

Sau khi cả hai đã thắp hương gia tiên, cả cô dâu và chú rể sẽ tới và ra mắt hai bên gia đình. 

Trong quá trình ra mắt và chờ đợi, người đại diện 2 bên gia đình sẽ giới thiệu và có lời thưa hỏi. Đầu tiên nhà trai sẽ phát biểu trước, rồi đến nhà gái phát biểu và cả hai cùng có lời cảm ơn.

người đại diện 2 bên gia đình sẽ giới thiệu và phát biểu

người đại diện 2 bên gia đình sẽ giới thiệu và phát biểu

Xem thêm:

Bài phát biểu trong đám cưới của nhà gái ý nghĩa nhất

Chi tiết bài phát biểu lễ ăn hỏi ngắn gọn ý nghĩa

5. Nhà gái lại quà nhà trai

Một trong những trình tự đám hỏi không thể thiếu và thể hiện sự hài lòng về nhà trai là nhà gái lại quà nhà trai. 

Theo đó, những món quà được trao đến nhà trai sẽ thể hiện sự thành kính, cảm ơn nhà trai vì mang lễ chu đáo tới nhà gái. Thông thường những món quà lại nhà này không mang quá nhiều giá trị vật chất và cũng không cần bàn bạc giữa hai bên gia đình. 

Tuy nhiên, trình tự này lại ngày càng mai một theo thời gian. Vì quá rườm rà nên nhiều gia đình đã rút đi bước này và dần không còn quá quan trọng trong các ngày lễ đám hỏi.

6.Chia quà ăn hỏi

Chia quà ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng trong trình tự đám hỏi. Trong đó, nhà cô Dâu sẽ có chia nhỏ lễ vật ăn hỏi thành nhiều phần và tặng cho họ hàng, làng xóm. 

Được biết hành động này là sự chia sẻ niềm vui, cũng như thông báo rộng rãi đến mọi người về chuyện vui của gia đình mình. 

Mặt khác, hành động này còn thể hiện sự thảo hiện, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi theo đúng như truyền thống của người Việt ta từ xa xưa. 

Vào thời nay chương trình lễ ăn hỏi có thể được làm trước lễ cưới khoảng 1 tuần đến 1 tháng, hoặc sẽ tổ chức vào cùng ngày cưới tức là thành 2 ngày, trong đó ngày 1 là ăn hỏi và ngày 2 là cưới. Tuy có khác biệt về thời điểm, song bản chất và các nghi lễ ăn hỏi vẫn được nhà trai nhà gái giữ nguyên theo đúng như phong tục Việt Nam. 

Chia quà ăn hỏi trong đám hỏi

Chia quà ăn hỏi trong đám hỏi

Liệt kê các vật dụng cần chuẩn bị cho đám hỏi

Bên cạnh việc chủ động nắm rõ trình tự đám hỏi, để mọi việc được suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần có trong ngày ăn hỏi như:

  1. Đặt tráp lễ: Hầu hết nhà tráp đã chuẩn bị hết và bạn chỉ việc thuê, đến ngày người ta sẽ mang đến.
  2. Trang phục đám hỏi: Bạn sẽ đi thuê ở các studio
  3. Trang trí nhà cửa: Với đám hỏi thì hầu hết sẽ được tổ chức ở nhà. Chính vì vậy bạn hãy hỏi và đặt trước 1 – 2 tuần để nhà cho thuê sẽ chuẩn bị cũng như tư vấn về cách trang trí. 
  4. Đặt tiệc: Bạn cũng nên thông báo đặt tiệc trước 1 – 2 tuần để lên thực đơn cũng như đến ngày người ta sẽ giao đến. Nếu quy mô nhỏ thì bạn có thể nhờ trực tiếp họ hàng cùng làng xóm đến để nấu tiệc đỡ.
  5. Phương thức di chuyển khi đi đám hỏi: Bạn cũng thuê của nhà xe, và tùy vào số lượng người mà bạn nên thuê loại xe với số chỗ ngồi phù hợp.

Cho dù chuẩn bị trình tự đám hỏi diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ nhất đến cỡ nào thì điều quan trọng nhất mà cô dâu và chú rể nên chú ý đó là sức khỏe. Do rất nhiều thứ phải lo nên cặp đôi và gia đình nên chuẩn bị sức khỏe thật tốt để lo toan mọi thứ diễn ra phù hợp nhất.

SEPTEMBER STUDIO

Được thành lập từ năm 2012, cho đến nay September Studio được biết đến là một studio ảnh cưới hàng đầu tại TP. HCM. September Studio được đông đảo các cặp đôi lựa chọn là nơi gửi gắm niềm tin để thực hiện bộ ảnh cưới với những khung hình và ý tưởng sáng tạo đậm chất nghệ thuật, ghi trọn khoảnh khắc đẹp nhất của đôi bạn.

Liên hệ với September Studio

septemberstudio.cskh@gmail.com