BÊ TRÁP LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI BÊ TRÁP

Bê tráp là một nghi lễ không thể thiếu trong một đám cưới tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta chưa chắc đã hiểu bê tráp là gì và mang ý nghĩa như thế nào? Nhằm giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây, tụi mình sẽ giải thích chi tiết về bê tráp và các yếu tố liên quan đến vấn đề này nhé.

BÊ TRÁP LÀ GÌ?

Bê tráp hay còn gọi là bưng lễ là một phong tục truyền thống không thể thiếu trong đám hỏi của cô dâu, chú rể Việt Nam. 

Theo đó, nghi lễ này có sự tham gia của đội hình phù dâu nhà gái và phù rể của nhà trai, một bên trao lễ, một bên đỡ lễ mang ý nghĩa trao duyên, chúc phúc cho cô dâu và chú rể trăm năm hạnh phúc. 

Thông thường bê lễ sẽ diễn ra cùng ngày với đám hỏi, lễ nạp tiền. Với nhiều gia đình để tiết kiệm và bớt rườm rà sẽ có lễ ăn hỏi, nghi thức bê tráp từ ngày, sáng hôm trước và ngày hôm sau là ngày cưới. Còn ở một số gia đình sẽ là làm riêng đám hỏi, bê tráp là một ngày khác và cưới sẽ là một ngày khác. 

Bê tráp là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục đám hỏi của người Việt Nam

NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÊ TRÁP 

Nghi lễ bê tráp thì đương nhiên phải có tráp sính lễ. Nhà trai trước khi sang nhà gái làm lễ xin dâu phải chuẩn bị đủ 3 tráp là tráp cau, hoa quả và bánh dẻo. Tuy nhiên theo thời đại con số này đã tăng thành 5 tráp, 9 tráp hay thậm chí là 11 tráp bao gồm như: tráp rượu, tráp chè, tráp hạt sen,…

Đồng thời cả nhà trai và nhà gái sẽ phải chuẩn bị số lượng nam thanh, nữ tú tương ứng để thực hiện bê tráp. Lưu ý: trang phục của người bê tráp phải đồng bộ với cô dâu, chú rể, nữ là áo dài truyền thống và nam thì áo dài hoặc áo sơ mi trắng quần đen. 

Mặt khác nhà trai đừng quên chuẩn bị lì xì đỏ để khi người trao lễ và đỡ lễ sẽ trao duyên với nhau.

Ngoài việc chuẩn bị tráp, cô dâu và chú rể cũng phải tìm được các nam thanh nữ tú để tiến hành bê lễ

THỨ TỰ BÊ TRÁP

Bên cạnh việc chuẩn bị thì cô dâu, chú rể cũng cần đặc biệt chú ý đến thứ tự các tráp bê sao cho đúng phong tục và mang lại may mắn nhất.

Đối với lễ từ 5-7 tráp thì sẽ di chuyển như sau:

  • Tráp cậu
  • Tráp rượu
  • Tráp hoa quả
  • 3-4 loại tráp cao

Đối với lễ từ 9-11 tráp

  • Tráp cau
  • Tráp rượu
  • Tráp lợn sữa
  • Tráp bia, nước ngọt
  • Tráp xôi
  • 3 Tráp cao

Thông thường tráp đi đầu tiên sẽ là tráp cau và cuối cùng sẽ là các tráp cao

QUY TRÌNH BÊ TRÁP 

Phong tục trao tráp phải trải qua 7 bước:

Bước 1: Chuẩn bị

Hai bên gia đình sẽ thống nhất về mặt số lượng tráp hỏi. Và đến ngày, nhà trai cần chuẩn bị sẵn đội hình bê lễ, giờ hoàng đạo sẽ đi chuyển đến nhà cô dâu. 

Bước 2: Trao lễ 

Dựa theo thứ tự di chuyển giữa các tráp mà nhà trai sẽ tiến đến đội hình tương xứng, được nhà gái sếp sẵn 

Và ở dưới cùng của tráp, lúc này các bạn bê lễ nhà trai sẽ tiến hành trao lễ, truyền lì xì cho đội đỡ lễ nữ. 

Bước 3: Nhận quả và mở quả

Sau khi đã trao và nhận tráp cho nhau, cả hai bên gia đình sẽ ngồi uống nước, có đôi lời nói chuyện với nhau và phát biểu. Và sau đó mẹ của chú rể và mẹ của cô dâu sẽ tiến hành mở tráp. 

Bước 4: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Tiếp đó, chú rể sẽ lên phòng để đón cô dâu xuống chào hỏi gia đình bên họ nhà trai. Và mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu ra mắt họ hàng hai bên.

Bước 5: Làm lễ gia tiên tại nhà gái

Khi đã ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy bất kỳ lễ vật trong tráp. Để đặt lên bàn thờ tổ tiên thắp hương cúng ông bà. Bố của cô dâu sẽ đưa cô dâu, chú rể đến bàn thờ để cùng thắp hương.

Bước 6: Hai gia đình tiến hành bàn bạc về lễ cưới

Khi đã hoàn tất nghi thức cúng bái tổ tiên, họ hàng gia đình hai bên sẽ thống nhất. Và họp mặt về ngày giờ đón dâu và tự tổ chức đám cưới.

Bước 7: Lại quả

Nhà gái sẽ chia đồ, lại quả cho nhà trai. Theo đó, việc này sẽ mang ý nghĩa nhà gái tỏ lòng biết ơn đối với nhà trai khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ rất chu đáo. 

Ở bước này gia đình lên lưu ý xé bằng tay không được dùng kéo, đồ lại quả nên được chọn là số chẵn, khi trả lại mâm tráp chú ý để ngửa nắp tráp. 

Cô dâu, chú rể thực hiện đủ các bước bê tráp để mang lại hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng hòa thuận

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI BÊ TRÁP

Theo quan niệm của thời xưa, để vợ chồng được hòa thuận, sống hạnh phúc cả hai cần hết sức lưu ý khi thực hiện các nghỉ lễ, đặc biệt là lễ bê tráp. Theo đó, cô dâu và chú rể phải lưu ý những điều sau:

  • Kiêng tuyệt đối ngày cưới hỏi vào ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng vì những ngày này được tương truyền là sẽ khiến cô dâu cô quạnh và hiếm con.
  • Kiêng cưới hỏi vào năm cô dâu đang ở tuổi Kim Lâu
  • Không nên cưới vào tháng 7 cô hồn
  • Người bê tráp ở nhà trai nhà gái đều phải là các nam thanh, nữ tú chưa có gia đình.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về nghi lễ bê tráp như bao gồm những gì, như thế nào và kiêng gì. Hy vọng rằng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghi lễ này cũng như chủ động chuẩn bị mọi thứ diễn ra thật tốt.

SEPTEMBER STUDIO

Được thành lập từ năm 2012, cho đến nay September Studio được biết đến là một studio ảnh cưới hàng đầu tại TP. HCM. September Studio được đông đảo các cặp đôi lựa chọn là nơi gửi gắm niềm tin để thực hiện bộ ảnh cưới với những khung hình và ý tưởng sáng tạo đậm chất nghệ thuật, ghi trọn khoảnh khắc đẹp nhất của đôi bạn.

Liên hệ với September Studio

septemberstudio.cskh@gmail.com