NGHI THỨC ĐẦY ĐỦ TỪ A – Z CỦA LỄ DẠM NGÕ

Theo nghi thức cưới truyền thống Việt Nam, thủ tục hôn nhân phải trải qua 6 lễ, gồm: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, các nghi thức, thủ tục rườm rà đã được giản lược đi bớt tùy theo vùng miền. Trong đó, lễ nạp thái (còn gọi là dạm ngõ) vẫn là bước đầu tiên, quan trọng cho 2 nghi lễ tiếp theo là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu được diễn ra suôn sẻ.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, được xem là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình để làm tiền đề cho cặp đôi trai gái tiến tới mối quan hệ nghiêm túc. Tại lễ dạm ngõ thì sính vật sẽ được nhà trai mang đến nhà gái để khẳng định mối quan hệ của cặp đôi để tiến tới hôn nhân.

2. Sính lễ dạm ngõ cần những gì?

Phần lễ vật này cũng đơn giản, bao gồm: cơi trầu cau, cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây. Lễ vật này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền: 

  • Lễ dạm ngõ miền Bắc: Lễ vật gồm cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn tượng trưng cho sự có đôi có cặp của cặp uyên ương sau này.
  • Lễ dạm ngõ miền Nam: Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
  • Lễ dạm ngõ miền Trung: Bao gồm 1 dĩa trầu cau thêm 1 chai rượu lễ gói giấy đỏ. Bên cạnh đó, người miền Trung thường gói trong lễ vật các đặc sản của địa phương.

3. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ thực chất chỉ là buổi gặp mặt thân mật mang tính chất hai gia đình nên thành phần tham dự cũng không cần quá nhiều người, khoảng tối đa là 7 người đại diện mỗi gia đình là vừa đủ. 

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ nhà trai: ông bà, cha mẹ chú rể, cô dì chú bác ruột thịt hoặc anh chị em ruột thịt của chú rể.

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ nhà gái: cũng tương tự như nhà trai gồm ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em,..

4. Trình tự lễ dạm ngõ

  • Theo như thời gian đã định sẵn của hai bên, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, thực hiện các nghi thức dạm ngõ như thăm hỏi, cũng như là thưa chuyện, ngỏ ý muốn cho đôi trai gái tìm hiểu.
  • Đúng ngày, giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ dạm ngõ.
  • Đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ. Tiếp đó, sẽ phát biểu, trình bày lý do đến nhà gái, trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã được chuẩn bị, xin phép để hai con được chính thức đi lại và tính đến chuyện trăm năm. 
  • Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.
  • Cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất.
  • Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.

5. Nên lưu ý gì trong lễ dạm ngõ

  • Không nên nhờ những người có tang làm người đại diện tham dự buổi lễ dạm ngõ.
  • Nếu bố hoặc mẹ của cô dâu, chú rể đã mất bạn có thể nhờ người lớn tuổi trong dòng họ như cô dì, chú bác, … làm người đại diện ở buổi lễ.
  • Trong bất cứ buổi lễ trọng nào, đổ vỡ là điều kiêng kỵ, vì người ta quan niệm đây là điềm xấu, báo trước một kết quả không mấy tốt đẹp. Vì thế, trước khi buổi lễ diễn ra nên sắp xếp lại những đồ vật thật dễ vỡ, gọn gàng, ngăn nắp, tránh điều không muốn xảy ra!
    Cre: Marry blog
SEPTEMBER STUDIO

Được thành lập từ năm 2012, cho đến nay September Studio được biết đến là một studio ảnh cưới hàng đầu tại TP. HCM. September Studio được đông đảo các cặp đôi lựa chọn là nơi gửi gắm niềm tin để thực hiện bộ ảnh cưới với những khung hình và ý tưởng sáng tạo đậm chất nghệ thuật, ghi trọn khoảnh khắc đẹp nhất của đôi bạn.

Liên hệ với September Studio

septemberstudio.cskh@gmail.com