Đám cưới là dịp quan trọng của mỗi cặp đôi, từ ngân sách, danh sách khách mời đến tìm địa điểm sao cho hợp lý, váy vest cưới nào là phù hợp với mình,… và còn nhiều điều cần phải xem xét. Dâu rể nào cũng mong muốn mọi chuyện trong ngày cưới sẽ luôn diễn ra theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên, một kế hoạch cho những vấn đề phát sinh cũng cần phải được lên ý tưởng sớm để đảm bảo sự kiện trọng đại của mỗi cặp đôi được diễn ra một cách suôn sẻ. Hãy cùng September Studio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Có kế hoạch B
Có một kế hoạch dự phòng để đảm bảo bản thân luôn chủ động trong mọi tình huống. Và nó đúng hơn với cả khi bạn lên kế hoạch cho một trong những sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời mình. Lập kế hoạch cho những tình huống phát sinh sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn nếu có trở ngại. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong ngày đám cưới:
- Tính toán thời gian “dư dả’’ hơn để những điều xảy ra không có trong kế hoạch
- Liệt kê một danh sách các tình huống có thể xảy ra và cách bạn khắc phục chúng như thế nào
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên cho các vấn đề đó.
Nếu dâu rể đang lên kế hoạch cho bất kỳ sự kiện nào đó thì không có gì gọi là dư thừa cả. Khi bạn đặt mình trong tâm thế mong đợi điều bất ngờ xảy đến, ắt hẳn bạn có khả năng vượt qua mọi trở ngại trong đám cưới của mình.
2. Huy động thêm lực lượng phụ giúp
Có lực lượng phụ giúp là điều cần thiết để thực hiện một đám cưới thành công. Khi bạn đang lập kế hoạch cho đám cưới của mình, có những công việc lặt vặt mà bạn không thể lường trước được. Đối với những điều này, có thêm sự hỗ trợ, trợ giúp từ người thân và bạn bè là một trong những lựa chọn tuyệt vời.
3. Tạo một checklist
Tạo một checklist để liệt kê tất cả những công việc cần làm sẽ giúp cặp đôi kiểm soát hiệu quả hơn về thời gian cũng như sẽ giúp ích để sắp xếp mức độ quan trọng của các hạng mục. Việc đánh dấu tích cho các hạng mục trong checklist của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy rằng mình đi đúng hướng. Đây được xem như là mẫu chung của việc lập kế hoạch cho bất kỳ kế hoạch, sự kiện nào. Ngoài ra, đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ cho các mục trong checklist, thay vì ôm đồm mọi việc, hãy giao phó cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết của hai bạn.
4. Ngân sách phù hợp
Tạo ngân sách là một trong những việc khó khăn nhất của việc lập kế hoạch cho đám cưới. Nếu dâu rể có ngân sách cho việc trang trí, ăn uống hãy cố gắng tiết kiệm một ít từ mỗi hạng mục để tính đến các vấn đề phát sinh chi phí ngoài ý muốn bằng việc so sánh giá cả, tìm các nguồn cung cấp hợp lý,…
Ngân sách cần phải chia ra thành các loại chi tiêu cần thiết, hãy có một quỹ khẩn cấp cho các khoản sự cố. Khoản này sẽ hữu ích nếu có những thứ bạn muốn mua thêm vào phút cuối.
5. Chọn địa điểm uy tín
Chọn một địa điểm là một trong những quyết định quan trọng nhất cho đám cưới của bạn. Địa điểm không chỉ tạo bầu không khí của sự kiện mà nó còn là bối cảnh của một ngày rất đặc biệt. Có rất nhiều điều xem xét khi chọn một địa điểm: ngân sách, quy mô và tính khả dụng. Hãy đảm bảo rằng không gian có thể chứa đủ số lượng khách. Chọn địa điểm cưới sẽ tiêu tốn một khoản lớn trong ngân sách của bạn, vì thế bạn nên tìm hiểu trên các hội nhóm để xem xét hoặc nhận các lời tư vấn từ các đơn vị wedding planner hoặc các cặp đôi đã từng tổ chức đám cưới.
6. Quyết định chủ đề và concept cho đám cưới
Lựa chọn chủ đề cho sự kiện của bạn sẽ giúp cho các quyết định khác dễ dàng hơn. Sau khi đã lựa chọn, việc chọn đồ trang trí, âm nhạc và ẩm thực sẽ đơn giản hơn nhiều vì tất cả các khía cạnh của đám cưới phải phù hợp với chủ đề.
Mặc dù không thể dự đoán những điều có thể xảy ra trong đám cưới của mình, nhưng có nhiều cách để các cặp đôi chuẩn bị. Khi bạn muốn lên kế hoạch, hãy sử dụng những tips này để giúp giảm bớt căng thẳng và sắp xếp có tổ chức. Bạn không chỉ cảm thấy có sẵn những trang bị tốt trước sự kiện quan trọng của cuộc đời mình mà còn cảm thấy tự tin vào ngày diễn ra.