TÌM HIỂU NGUỒN GỐC MỘT SỐ NGHI THỨC ĐÁM CƯỚI

Đám cưới là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự kết nối của cô dâu chú rể trước sự chứng kiến của người thân, gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, những nghi thức quen thuộc trong đám cưới đều mang lại một ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên, có bao giờ các cặp đôi thắc mắc về nguồn gốc các nghi thức này hay không? Hãy cùng September Studio tìm hiểu những câu chuyện lý giải về nguồn gốc của các nghi thức trong đám cưới nhé!

 

1. Chiếc váy cưới màu trắng lấy cảm hứng từ lễ cưới của nữ hoàng Victoria 

 

Các cặp đôi có biết tại sao váy cưới thường là màu trắng không? Trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria vào năm 1841, cô dâu của vương quốc Anh thường sẽ diện những bộ váy sáng màu, sặc sỡ vào ngày cưới của mình và nó còn có thể được mặc trong những dịp quan trọng khác. Thời điểm đó, nữ hoàng Victoria đã mặc chiếc váy cưới màu trắng kem, thân trên kiểu corset, thân dưới có tùng phồng ra như kiểu công chúa. Câu chuyện tình yêu của nữ hoàng Victoria và hoàng tử Albert là một hôn nhân hạnh phúc được văn học thế kỷ 19 quảng bá và lan truyền. Do đó, rất nhiều người phụ nữ trẻ muốn học hỏi theo nữ hoàng trong ngày trọng đại. Từ đó, chiếc váy cưới màu trắng nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của hôn lễ tình yêu.

Còn theo quan niệm của phương Đông, màu trắng tinh khôi không chỉ giúp cô dâu nổi bật, thu hút trong lễ cưới mà còn thể hiện sự trong trắng, thanh khiết của cô dâu mới. 

 

2. Nhẫn cưới là biểu tượng của sự vĩnh cửu

 

Tục đeo nhẫn cưới xuất phát từ người Ai Cập cổ đại khi họ tin rằng hình tròn của chiếc nhẫn tượng trưng cho sự vĩnh cửu, với quan niệm một khi đã kết hôn, hai cá nhân sẽ sống trọn bên nhau trọn đời. Nhẫn cưới là một phần vô cùng quan trọng tại các lễ cưới. Người La Mã xưa cũng sử dụng nhẫn như một lời chúc tài lộc hay một món quà giá trị dành tặng cho cô dâu.  Chiếc nhẫn cầu hôn có đính kim cương đầu tiên ra đời vào năm 1477 bởi hoàng đế Archduke Maximilian của nước Áo. Ngày nay, nghi thức cầu hôn bằng nhẫn kim cương hay vàng đã trở thành một lẽ hiển nhiên của các cặp đôi.

 

3. Nguồn gốc chiếc bánh kem trong lễ cưới

 

Nguồn gốc của những chiếc bánh cưới xuất phát từ La Mã thời cổ đại. Lúc bấy giờ người ta sẽ vò nát bánh scone trên đầu của cô dâu chú rể như một lời chúc may mắn với mong muốn con đàn cháu đống cho cặp đôi. Cả hai sẽ cùng nhau ăn một vài miếng bánh để thể hiện sự gắn kết, đây được xem như là “sự đồng lòng’’đầu tiên của cặp đôi với tư cách là một cặp vợ chồng. Những vị khách sau đó sẽ thưởng thức phần bánh còn lại của lễ cưới. 

Nghi thức này vẫn được duy trì rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới với ý nghĩa thể hiện sự cam kết chung tay đồng lòng của cô dâu chú rể, sẵn sàng cho một cuộc sống mới gắn bó lâu bền, cùng nhau tận hưởng hạnh phúc cũng như vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

 

4. Tục tung hoa trong lễ cưới bắt nguồn từ thời Trung cổ tại châu Âu

 

Ít ai có thể ngờ rằng tục tung hoa này vốn được thực hiện với mục đích ngăn chặn những người xung quanh xé váy của cô dâu. Tập quán này bắt nguồn từ thời Trung Cổ tại Châu Âu, những người phụ nữ độc thân thời đó thường đuổi theo và xé toạc váy cưới của dâu với niềm tin may mắn trong tình yêu sẽ đến với họ. Để ngăn chặn việc đó cũng như đánh lạc hướng khách mời, cô dâu sẽ ném đi nhiều đồ vật, trong đó có hoa cưới. Vì không đắt đỏ như váy cưới, bó hoa cưới được sử dụng để ném vào khách tham dự. Đó cũng là nguồn gốc của phong tục ném hoa cưới mà chúng ta thấy ngày nay. Phong tục này được duy trì và phát triển theo đúng mục đích của nó là trao gửi sự may mắn đến những cô gái bắt được hoa cưới. 

 

SEPTEMBER STUDIO

Được thành lập từ năm 2012, cho đến nay September Studio được biết đến là một studio ảnh cưới hàng đầu tại TP. HCM. September Studio được đông đảo các cặp đôi lựa chọn là nơi gửi gắm niềm tin để thực hiện bộ ảnh cưới với những khung hình và ý tưởng sáng tạo đậm chất nghệ thuật, ghi trọn khoảnh khắc đẹp nhất của đôi bạn.

Liên hệ với September Studio

septemberstudio.cskh@gmail.com